Chuyển đến nội dung chính

Bài 8: Các hàm xử lý chuỗi trong Excel: Left(), Right(), Mid(), Len()

1. Chức năng của hàm Left() trong Excel
Hàm Left() dùng để lấy ra n ký tự từ bên Trái của chuỗi (Text).
2. Cấu trúc của hàm Left trong Excel
LEFT(Chuỗi ,[Số ký tự])
Giải thích:
  • Chuỗi: Là chuỗi văn bản có chứa các ký tự cần lấy ra.
  • Số ký tự: Là số ký tự muốn lấy ra từ bên trái của Chuỗi đã cho.
Lưu ý:
  • Số ký tự lấy ra phải lớn hơn hoặc bằng không.
  • Nếu số ký tự lấy ra lớn hơn độ dài của văn bản thì hàm Left() sẽ trả về toàn bộ văn bản.
  • Nếu số ký tự lấy ra bỏ trống thì nó được gán giá trị mặc định là 1.
3. Ví dụ về hàm Left() trong Excel
Ví dụ 1:
LEFT (“Tin Hoc Van Phong”, 3) = Tin
Hàm Left() sẽ lấy ra 3 ký tự từ bên trái của chuỗi “Tin Hoc Van Phong”.
B. Hàm Right()
1. Chức năng của hàm Right() trong Excel
Hàm Right() dùng để lấy ra n ký tự từ bên phải chuỗi (Text).
2. Công thức của hàm Right() trong Excel
RIGHT (Chuỗi, [Số ký tự])
Giải thích:
  • Chuỗi: Là chuỗi văn bản có chứa các ký tự cần lấy ra.
  • Số ký tự: Là số ký tự muốn lấy ra từ bên phải của Chuỗi đã cho.
Lưu ý:
  • Số ký tự lấy ra phải lớn hơn hoặc bằng không.
  • Nếu số ký tự lấy ra lớn hơn độ dài của văn bản thì hàm Right() sẽ trả về toàn bộ văn bản.
  • Nếu số ký tự lấy ra bỏ trống thì nó được gán giá trị mặc định là 1.
3. Ví dụ về hàm Right() trong Excel
Ví dụ 1:
RIGHT(“Tin Hoc Van Phong”,4) = Phong
Hàm Right() sẽ lấy ra 4 ký tự từ bên phải chuỗi “Tin Hoc Van Phong”.
Ví dụ 2: Sử dụng Hàm Left() và Right()
Cho bảng Dữ liệu sau. Hãy điền kết quả vào cột  Mã PB và Số hiệu. Biết rằng:
Mã PB là 3 ký tự đầu của Mã NV
Số hiệu là 3 ký tự cuối của Mã NV
Ví dụ Công thức của hàm Left() và Right() trong Excel
Vì Mã PB chính là 3 ký tự đầu tiên bên trái của chuỗi Mã NV nên ta sử dụng hàm Left() để lấy ra.
Còn Số hiệu là 3 ký tự cuối bên phải của chuỗi Mã NV nên ta sử dụng hàm Right() để lấy ra.
Áp dụng Công thức hàm Left() và Right() trong Excel ta có Kết quả tại ô B5 = LEFT (A5, 3) và kết quả tại ô C5 = RIGHT (A5, 3).
Kết quả áp dụng Công thức của hàm Left() và Right() trong Excel

C. Hàm Mid()
1. Chức năng của hàm Mid() trong Excel
Hàm Mid() dùng để lấy ra n ký tự của chuỗi (Text) từ ngay vị trí bắt đầu được chỉ định
2. Cấu trúc của hàm Mid() trong Excel
MID(Chuỗi ,Vị trí bắt đầu, [Số ký tự])
Giải thích:
  • Chuỗi: Là chuỗi văn bản có chứa các ký tự cần lấy ra.
  • Vị trí bắt đầu: Vị trí bắt đầu để lấy n ký tự từ trong chuỗi đã cho
  • Số ký tự: Là số ký tự muốn lấy ra từ ngay vị trí bắt đầu của Chuỗi đã cho.
Lưu ý:
  • Nếu vị trí bắt đầu lớn hơn độ dài văn bản, thì hàm Mid() trả về "" (văn bản trống).
  • Nếu vị trí bắt đầu nhỏ hơn độ dài văn bản, nhưng vị trí bắt đầu cộng với số ký tự vượt quá độ dài văn bản, thì hàm Mid() trả về các ký tự đến cuối của văn bản.
  • Nếu vị trí bắt đầu nhỏ hơn 1 thì hàm Mid() trả về giá trị lỗi #VALUE! .
  • Nếu số ký tự là số âm thì hàm Mid() trả về giá trị lỗi #VALUE! .
3. Ví dụ về hàm Mid() trong Excel
Ví dụ 1:
Mid (“Tin Hoc Van Phong”, 5, 3) = Hoc
Hàm Mid() sẽ lấy ra 3 ký tự từ vị trí bắt đầu là số 5 (chữ H) của chuỗi “Tin Hoc Van Phong”.


D. Hàm Len()
1. Chức năng của hàm Len() trong Excel
Hàm Len() dùng để đếm chiều dài (số ký tự) của chuỗi (Text)
2. Cấu trúc của hàm Len() trong Excel
LEN(Chuỗi)
Giải thích:
Chuỗi: Là chuỗi văn bản có chứa các ký tự cần đếm tổng chiều dài bao nhiêu ký tự.

3. Ví dụ về hàm Len() trong Excel
Ví dụ 1:
Len(“Tin Hoc Van Phong”) = 17
Hàm Len() sẽ đếm tổng số ký tự của chuỗi “Tin Hoc Van Phong”.


Ví dụ 2: Kết hợp sử dụng các hàm Left(), Right(), Mid(), Len().
Cho bảng Dữ liệu sau. Hãy sử dụng các hàm Left(), Right(), Mid(), Len() điền kết quả vào các cột  Loại, Mã Hàng và Công Suất. Biết rằng:
Loại là 1 ký tự đầu của Mã SP
Mã Hàng là các ký tự thứ 2, 3, 4 của Mã SP
Công Suất là các ký tự từ thứ 6 đến hết của Mã SP

Kết hợp sử dụng các hàm Left(), Right(), Mid(), Len()

Hướng dẫn: Dựa vào mô tả ta có:

+ Cột Loại: Là 1 ký tự đầu của Mã SP. Cần lấy 1 ký tự nằm bên trái nên áp dụng  hàm Left() trong Excel vào công thức tại ô B3 = Left(B3,1) => A

+ Cột Mã Hàng:  Là các ký tự thứ 2, 3, 4 của Mã SP. Như vậy ta cần lấy các ký tự thứ 2, 3, 4 nằm ở giữa trong Mã SP. Áp dụng hàm Mid() trong Excel vào công thức tại ô C3 = Mid(C3,2,3) => JAN

+ Cột Công Suất: Là các ký tự từ thứ 6 đến hết của Mã SP. Lấy các ký tự ở bên phải nên áp dụng hàm Right() trong Excel. Nhưng vì chiều dài của Mã SP ở từng ô khác nhau. Ví dụ: Ô A3 có chiều dài của chuỗi là 8, còn ô A4 lại có chiều dài của chuỗi là 9. Nên phải áp dụng thêm hàm Len() kết hợp với hàm Right() để lấy giá trị Công Suất trong Mã SP. Công thức tại ô D3 = Right(D3, len(A3) – 5)) => 6.5.
Trong đó Len(A3) để đếm tổng chiều dài các ký tự của ô A3 (= 8) rồi sau đó trừ (- 5) 5 ký tự cố định bên trái (AJAN_) ta sẽ được số ký tự cần lấy cho hàm Right() là 3. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bài 6.Kết hợp hàm VLOOKUP HOẶC HLOOKUP VỚI HÀM IF

Bài này mình hướng dẩn bạn cách kết hợp hàm if với hàm hlookup hoặc vlookup qua ví dụ dưới đây nhìn vào hình trên chúng ta có 3 bảng dữ liệu và yêu cầu đặt ra như sau 1.  Số trong định mức = Số mới - Số củ, nếu (số mới - Số củ) < Định mức, ngược lại thì lấy định mức tra trong bảng định mức.    - Đầu tiên hãy tra số định mức dùng hàm HLOOKUP + IF  G3= HLOOKUP(LEFT(D3,2),$I$12:$N$16,IF(RIGHT(D3,1)="A",2,IF(RIGHT(D3,1)="B",3,IF(RIGHT(D3,1)="C",4,5))),0)  - Nếu bạn muốn dùng hàm  VLOOKUP + MATCH: G3=VLOOKUP(RIGHT(D3,1),$I$17:$N$21,MATCH(LEFT(D3,2),$I$17:$N$17,0),0)  - Hoặc bạn có thể dùng hàm INDEX+MATCH G3=INDEX($I$17:$N$21,MATCH(RIGHT(D3,1),$I$17:$I$21,0),MATCH(LEFT(D3,2),$I$17:$N$17,0))  - tiếp đến tính số trong đinh mức H3 = IF((F3-E3)>G3,G3,F3-E3) 2. Nếu không vượt định mức SỐ NGOÀI ĐỊNH MỨC = 0, ngược lại SỐ NGOÀI ĐỊNH MỨC = (SỐ MỚI -SỐ CỦ) – ĐỊNH MỨC số ngoài định mức I3 =IF((F3-E3)>G3,F3-E3-G3,0) kết quả n

DÙNG HÀM COUNT , COUNTA, COUNTIF, COUNTIFS TRONG EXCEL - VÍ DỤ MINH HỌA

1. Hàm COUNT: Hàm đếm các ô có chứa số = COUNT(Value1, [value2],....) Trong Đó:  - value1: tham số bắt buộc. Giá trị đầu tiên để tham chiếu hoặc vùng chọn để đếm  - value2,...: Hàm COUNT chỉ có thể để đếm tối đa 255 tham số, ô tham chiếu hoặc vùng chọn bổ sung mà bạn muốn đếm số  2. Hàm COUNTA: Hàm đếm các ô không rỗng = COUNTA (Value1, [value2], [value3],…) Trong Đó: Value1 là đối số bắt buộc, là vùng dữ liệu cần đếm. Value2 và Value3 là các tùy chọn vì được đặt trong dấu [], không bắt buộc có.  3. COUNTBLANK : Hàm đếm các ô trống = COUNTBLANK(range)  4. Hàm COUNTIF: Hàm đếm theo một điều kiện =COUNTIF (Range, Criteria) Các tham số: Range: là dãy dữ liệu mà bạn muốn đếm có điều kiện. Criteria: là điều kiện để một ô được đếm. 5. Hàm COUNTIFS() đếm số ô nằm trong nhiều phạm vi cùng thỏa mãn một hay nhiều điều kiện khác nhau.  Cú pháp =COUNTIFS(criteria_range1,criteria1,[criteria_range2,criteria2],…)  Trong đó:  - Criteria_range1: phạm vi thứ nhất cần đánh giá

Bài 5. Hàm INDEX- cách sử dụng trong Excel

Bài Trước ta tìm hiểu hàm MATCH , trước khi đến với cách kết hợp Hàm INDEX  với MATCH để tìm kiếm phần tử trong excel, mời bạn tìm hiểu về công dụng hàm INDEX. Hàm INDEX  dạng mảng trả về giá trị của một phần trong bảng hoặc trong mảng được chọn bởi các chỉ mục số hàng và cột. Ta dùng dạng mảng nếu đối số thứ nhất của hàm INDEX là một hằng số mảng. Hàm INDEX dạng tham chiếu trả về giá trị của ô nằm ở giao của một hàng và cột cụ thể . Có hai Dạng cú pháp INDEX: Dạng mảng và dạng tham chiếu Cú Pháp:  (Array,Row_num,[Column_num]) 1. Hàm INDEX Dạng Mảng: Trong Đó: - Array : Phạm vi ô hoặc một hằng số mảng, bắt buộc - Row_num : Chọn hàng trong mảng mà từ đó trả về một giá trị - Column_num : Chọn cột trong mảng mà từ đó trả về một giá trị. Bắt buộc phải có ít nhất một trong hai đối số Row_num và Column_num. Ví dụ 1 : Cho danh sách một nhóm học sinh,tìm tên học sinh biết tên học sinh đó ở hàng 4 cột 2. Công thức ô  C9 : =INDEX(A2:C7,4,2) = " ĐÀO THỊ NHƯ Ý "